Sau khi thi công sơn tường hay đối với những bề mặt tường cũ thì rất hay gặp phải các vấn đề về sơn như: nấm mốc, bong tróc, phai màu,… Tình trạng này xảy ra ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày cũng như mất thẩm mỹ cho không gian. Trong bài viết này, sơn FOWIN sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân và những biện pháp khắc phục 20 sự cố phổ biến thường gặp sau khi sơn nhà
1.Sơn ố vàng
Là tình trạng màng sơn xuất hiện các mảng ố vàng lớn nhỏ, loang ra khắp bề mặt sơn.
Nguyên nhân
Trong cát có lẫn tạp chất: Thông thường, trong cát hay có lẫn một số tạp chất có chứa thành phần của oxit sắt Fe2O3 như vụn gỗ hoặc sỏi ống. Những thành phần này khi gặp môi trường ẩm sẽ hình thành chất kết tủa màu vàng đỏ và phản ứng với sơn nước gây ra các vết ố. Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng ố sơn.
Bên cạnh đó, tạp chất cũng có thể bị lẫn do trong quá trình thi công không cẩn thận.
Khói bám hoặc nước mưa đọng: ở những khu vực như bàn thờ, bếp nấu do ảnh hưởng của khói nhang, khói bếp bám vào bề mặt sơn cũng sẽ tạo thành những mảng ố. Hoặc khi tường bị nứt, nước bám lâu ngày ở mặt sơn sẽ tạo thành mảng ố vàng loang rộng.
Khắc phục
Cách 1: Dóc tường đi trát lại. Trước hết bạn cần sử dụng dao cạo, máy chà để xử lý phần sơn bị ố vàng. Sau đó tiến hành sơn lại (tối đa 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ). Cách này khá tốn nhiều công sức và chi phí. Nếu tường nhà bạn có những mảng ố loang rộng, có nhiều khuyết điểm thì nên sử dụng biện pháp này.
Cách 2: Sử dụng một lớp sơn gốc dầu để quét lên bề mặt tường bị ố vàng, rồi sơn lại bằng loại sơn nước
Cách 3: Dùng một lớp chất chống thấm để quét lên trên bề mặt bị ố vàng.
Cách 4: Dùng cọ thấm nước javen và quét lên các vết ố. Javen là dung dịch tẩy rửa, thường sử dụng để tẩy vết bẩn bám trên áo quần. Chúng có khả năng ăn mòn da tay và có mùi hôi khó chịu. Vì thế, trong quá trình xử lý vết ố bằng javen, bạn cần đeo găng tay nilon và khẩu trang, kính mắt để ngăn javen bắn vào mắt.
Cách 5: Dùng baking soda và giấm. Pha giấm và baking soda theo tỉ lệ 2:1 thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên vết ố và đợi khoảng 15 phút rồi dùng khăn, cọ quét lau sạch đi vết ố.
Sơn ố vàng là sự cố sơn tường nhà thường gặp với tường cũ.
- Màng sơn rạn nứt
Là tình trạng màng sơn khô bị nứt ra. Đầu tiên, màng sơn xuất hiện những vết nứt nhỏ, sau đó, sơn bị bong tróc khỏi bề mặt.
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự cố sơn tường nhà bị nứt:
Do bên trong tường bị nứt
Màng sơn tự nứt do:
+ Thi công quá dày hoặc quá mỏng;
+ Bề mặt không được xử lý tốt trước khi tiến hành thi công
+ Chất lượng sơn kém.
Khắc phục
Để khắc phục tình trạng sơn tường, cần hiểu rõ nguyên nhân gây nứt. Với mỗi nguyên nhân lại có cách khắc phục khác nhau.
Màng sơn bị nứt do tường bên trong bị nứt
+ Sửa chữa các vết nứt trên bề mặt tường, đảm bảo bề mặt tường đủ điều kiện thi công.
+ Sử dụng bột trét đặc biệt để xử lý cho bề mặt bị nứt.
+ Sử dụng loại sơn thích hợp cho bề mặt tường bị nứt.
Màng sơn tự nứt
+ Cạo sạch màng sơn cũ, xử lý bề mặt cẩn thận
+ Tiến hành các bước sơn lại: 1 lớp lót và 2 lớp phủ. Đảm bảo thi công đúng phương pháp, độ dày tiêu chuẩn.
+ Sử dụng sơn chất lượng tốt
Màng sơn rạn nứt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Sơn bị nhăn
Là tình trạng màng sơn khi khô bị nhăn nheo, sần sùi, không mượt, không phẳng. Khi bóc lớp màng ngoài ra thì phía trong tường thường rất ẩm ướt.
Nguyên nhân
Lớp sơn bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô khiến bề mặt sơn bị nhăn nheo. Trường hợp này thường do 3 lý do sau:
Do sơn được sơn quá dày hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc.
Do sơn dưới trời nắng gắt khiến lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô.
Do sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
Khắc phục
Loại bỏ hoàn toàn màng sơn hỏng và xử lý lại bề mặt thật kỹ càng.
Thi công sơn nhiều lớp mỏng, lăn sơn đều tay.
Chú ý thời gian khô chuyển tiếp, độ ẩm tường, độ dày của sơn, tỉ lệ pha loãng.
Sơn bị nhăn lâu dần sẽ làm màng sơn bong tróc.
- Chảy sơn
Biểu hiện
Chảy sơn là hiện tượng màng sơn không bằng phẳng láng mịn, bị chảy từng giọt nhìn rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân
Lỗi do thi công
+ Vệ sinh không kỹ, bề mặt tường còn nhiều gồ ghề dẫn đến lăn sơn không được bằng phẳng
+ Lăn sơn hoặc phun sơn không đều tay chỗ dày chỗ mỏng
+ Pha sơn quá loãng( pha nhiều nước) không đúng theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất dẫn đến màng sơn có độ bám dính yếu
+ Thi công sơn vào lúc thời tiết quá ẩm hoặc quá nóng
Lỗi do sơn
+ Sử dụng cùng lúc nhiều loại sơn chất lượng không đồng nhất làm giảm độ bám dính của sơn, gây chảy sơn.
+ Sử dụng loại sơn có chất lượng kém, độ bám dính thấp.
Khắc phục
Cạo bỏ hết phần sơn bị chảy bằng dao cạo chuyên dụng
Tiến hành thi công sơn nước theo đúng quy trình khuyến cáo của nhà sản xuất. Tối thiểu 1 lớp sơn lót bà 2 lớp sơn phủ.
Lưu ý: Sử dụng sơn nước, sơn lót có chất lượng tốt vì chúng có độ bám dính tốt hơn.
Thi công trong điều kiện thời tiết bình thường, tránh trời mưa ẩm ướt hay thời tiết quá nắng gắt
Màng sơn bị chảy là sự cố thường gặp khi tự sơn nhà.
- Sơn bị rỗ
Sơn tường sau khi khô có các chỗ lõm nhỏ, tròn xuất hiện dày đặc hư vết rỗ. Hiện tượng này khiến bề mặt kém bằng phẳng và gây mất thẩm mỹ.
Có 2 loại rỗ sơn thường gặp:
Rỗ có hạt: màng sơn xuất hiện các hạt nhỏ, nổi lên bề mặt
Rỗ dạng lỗ: màng sơn có các vết lõm tròn nhỏ trên bề mặt
Nguyên nhân
Trường hợp có hạt
+ Những vụn sơn khô bị lẫn vào thùng sơn và bị sơn lẫn lên bề mặt tường.
+ Bụi bẩn bám vào màng sơn: bụi bẩn có thể đến từ bề mặt tường không được xử lý và vệ sinh sạch sẽ; hoặc do bụi bẩn bám vào sơn khi thi công.
+ Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công.
Trường hợp có lỗ
+ Tốc độ lăn sơn quá nhanh khiến sơn màng sơn khá mỏng, bị hút vào tường, tạo thành lỗ.
+ Dùng rulo lăn sơn cũ với chiều dài sợi bông bị mòn, ngắn.
+ Lăn sơn bóng hoặc bán bóng lên trên bề mặt nền bị rỗ.
+ Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn, khi khô vỡ ra tạo thành lỗ.
Nếu là sơn dung môi, sơn dầu thì do xử lý bề mặt cần sơn không kỹ.
Khắc phục
Dùng dao cạo, giấy nhám để cạo sạch phần sơn bị rỗ. Sau đó xử lý bề mặt cẩn thận.
Tiến hành sơn các lớp theo đúng quy trình.
Sơn tường bị rỗ khiến bề mặt tường kém bằng phẳng, mất thẩm mỹ.
- Sơn bị rộp
Là hiện tượng màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên. Sơn phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc sơn.
Nguyên nhân
Tường có nhiều hơi ẩm, đẩy màng sơn phồng lên
Màng sơn có tính thở kém
Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào
Độ bám dính của sơn không tốt
Thi công khi bề mặt tường quá nóng
Khắc phục
Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, và khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn hoàn thiện.
Độ ẩm cao là một nguyên nhân dẫn đến sơn bị phồng rộp.
- Sơn bong tróc
Là hiện tượng màng sơn bong tróc thành từng mảng, rơi rụng ra ngoài, gây mất thẩm mỹ và bất tiện khi sinh hoạt.
Nguyên nhân
Tác động ngoại lực: cọ xát, bóc màng sơn,…
Độ ẩm bề mặt không đủ khô khi sơn
Vệ sinh bề mặt chưa sạch sẽ
Khắc phục
Nếu sơn bị bong tróc do tác động ngoại lực thì bạn chỉ cần dặm vá lại bằng cách dùng bột trét.
Trong trường hợp màng sơn bị bong tróc nặng, cần cạo hết phần sơn tróc và xử lý lại bề mặt. Sau đó tiến hành sơn lại theo quy chuẩn.
Màng sơn bong tróc là sự cố sơn tường nhà thường gặp.
- Sơn nấm mốc
Là hiện tượng bề mặt xuất hiện các mảng nấm mốc xanh, đen gây mất thẩm mỹ
Nguyên nhân
Tường nhà nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt quanh năm.
Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
Quá trình tiến hành thi công, xây dựng nhà ẩu, trộn vữa hồ sai tỉ lệ.
Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.
Nhà cũ đã sử dụng lâu năm nên khả năng chống thấm đã xuống cấp.
Không sơn chống thấm cho căn nhà.
Khắc phục
Mốc nhẹ
+ Sử dụng nước javen: nhúng con lăn vào nước javen và lăn qua lăn lại để tẩy mốc
+ Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng
+ Dán giấy dán tường
Mốc nặng
Nếu tình trạng mốc tường lan rộng, mảng mốc đậm màu thì phải tiến hành sơn lại. Trước hết bạn cần cạo sạch mảng sơn cũ, xử lý vết bẩn trên bề mặt. Sau đó tiến hành sơn lót, sơn chống mốc và sơn phủ. Nên sử dụng các loại sơn có khả năng chống mốc để ngăn ngừa tình trạng mốc tiếp diễn.
Tường nhà bị nấm mốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
- Sơn bị phấn hóa
Trên màng sơn có lớp bột mỏng. khi dùng tay chà lên màng sơn, trên tay dính bụi phấn.
Nguyên nhân
Dùng loại sơn hoặc màu chất lượng kém không được thiết kế để dùng ngoài trời.
Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.
Màng sơn bị lão hóa theo thời gian, bị phá hủy dưới điều kiện thời tiết trong thời gian dài.
Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu.
Khắc phục
Tình trạng phấn hóa nhẹ: Lấy khăn và nước lau sạch và sơn thêm 1 lớp kháng kiềm + 1 lớp phủ.
Tình trạng phấn hóa nặng: buộc bạn phải sơn lại. Trước hết, cạo bỏ lớp sơn cũ và vệ sinh bề mặt. Tiến hành sơn lại theo đúng quy trình, tiêu chuẩn với các sản phẩm sơn chất lượng.
Sơn tường bị phấn hóa gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
- Màng sơn lên màu không đều
Sau khi sơn xong, trên tường xuất hiện những mảng màu khác nhau hoặc màu bị loang ra không đều nhưng có ranh giới rõ rệt, đặc biệt ở những nơi dặm vá nhìn rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân
Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che phủ kém
Pha nước với tỷ lệ không đúng khiến sơn bị loãng hoặc pha lượng nước không đều giữa các lần sơn/thùng sơn khác nhau
Khuấy sơn không đều trước khi sơn
Khi vá dặm đã không dùng đúng loại sơn, màu sơn ban đầu để dặm vá.
Lăn sơn không đúng quy trình, sơn không đủ lớp; kỹ thuật lăn sơn không tốt, lăn không đều lực, đều tay nên màu sắc khác nhau.
Do dùng loại sơn bóng lăn trên mảng tường không nhẵn, bằng phẳng nên sẽ thấy khác màu độ bóng không đều.
Khắc phục
Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao. Lưu ý kiểm tra đúng dòng sơn và mã màu sơn so với lớp sơn cũ.
Thi công đúng tỉ lệ và quy trình theo hướng dẫn.
Dùng sơn chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
Không pha sơn quá loãng; tỷ lệ pha loãng giữa các thùng sơn phải đều nhau
Sơn đúng quy trình sơn và hệ thống sơn.
Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.
- Hiện tượng bay sơn
Bay sơn là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt khác nhau.
Nguyên nhân
Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.
Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.
Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu vàng tươi.
Khắc phục
Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp của hiện tượng bị phấn hóa như đã nêu ở trên.
Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng. Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.
Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngoại thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngoại thất.
Hiện tượng sơn bay màu thường gặp với sơn ngoại thất.
- Màng sơn bị vết bóng
Là hiện tượng màng sơn bị tăng bóng khi có sự cọ sát.
Nguyên nhân
Thường xuyên cọ rửa bề mặt lớp sơn.
Biện pháp
Nên dùng sơn nước có chất lượng cao tại nơi thường xuyên bị cọ xát hay cần phải chùi rửa nhiều .
Chùi rửa màng sơn thì dùng vải mềm, tránh chà xát mạnh.
- Màng sơn bị kiềm hóa
Màu bị loang ố, bạc màu thành từng đám có màu trắng hoặc vàng nhạt, nếu nặng có thể nhìn thấy lớp muối, xoa ra phấn (khá giống với hiện tượng sơn ố vàng)
Nguyên nhân
Sơn khi bề mặt tường ẩm ướt, độ ẩm trên 16 %
Sơn ngay lên tường vữa quá mới
Không sử dụng sơn lót, lót không đạt hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót.
Vùng giáp biển, sử dụng nước lợ để trộn vữa
Nhiễm muối từ nguồn cát, gạch, nước sử dụng trong xây dựng.
Tường có vết rạn nứt hoặc ngấm ẩm từ ngoài vào..
Khắc phục
Nếu bị nhiễm muối nhẹ, không làm thay đổi màu, chỉ cần lau sạch.
Nếu nghiêm trọng cần cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xử lý bề mặt, đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây thấm
Sơn lại theo hệ thống đề nghị: 2 lớp sơn lót cao cấp + 2 lớp sơn phủ
Sơn bị kiềm hóa có hiện tượng gần giống sơn bị ố vàng.
- Màng sơn có vết lô lăn, cọ sơn
Sau khi khô, trên bề mặt màng sơn có những vệt lô khiến bề mặt không được phẳng mịn.
Nguyên nhân
Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn;
Sơn quá đặc (độ nhớt quá cao) nên khó thi công.
Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.
Khắc phục
Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau;
Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng 1 hướng;
Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.
Pha loãng sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Màng sơn lộ vết con lăn là sự cố sơn tường nhà thường gặp khi kỹ thuật sơn kém.
- Màng sơn có độ che phủ kém
Sau khi màng sơn hoàn thiện không che được hết bề mặt nền, có thể nhìn thấy bề mặt tường hoặc lớp sơn nền sau khi thi công.
Nguyên nhân
Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che lấp kém.
Dùng dụng cụ thi công sơn không đúng hoặc có chất lượng kém.
Tông màu của sơn phủ nhạt hơn màu của bề mặt cần sơn.
Pha sơn quá loãng.
Thi công sơn không đều, không đủ số lớp yêu cầu
Bề mặt không được chuẩn bị kỹ, bị chai cứng, không bám sơn.
Khắc phục
Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao.
- Màng sơn bị muối hóa
Muối hoá là hiện tượng trên tường xuất hiện các mảng màu lấm tấm khác nhau có thể có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Hiện tượng muối hoá thường xuất hiện ở khu vực chân tường, hay những nơi ẩm thấp như khe nứt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng…
Nguyên nhân
Thi công trong khi tường còn ẩm ướt: Độ ẩm dưới 16 %, hoặc tường chưa khô do chưa đủ 3-4 tuần.
Tường có độ ẩm cao, hơi ẩm từ bên trong tường thoát ra ngoài mang theo muối có trong hồ vữa, bê tông.
Vùng giáp biển, sử dụng nước lợ để trộn hồ hoặc gạch xây là loại gạch sản xuất từ đất nhiễm mặn và không được nung đủ lửa.
Tường có vết rạn nứt, đưa nước và hơi ẩm vào bên trong tường.
Không loại bỏ lớp muối hóa cũ trước khi sơn.
Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót kháng kiềm. Tay nghề thợ thi công kỹ thuật kém.
Khắc phục
Độ ẩm tường cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn sự cố sơn tường bị muối hóa. Do đó, cần khắc phục các vết nứt, chống thấm hơi nước trên bề mặt tường bằng cách:
Dùng keo Silicone: Bơm keo vào những khe nứt nhỏ để ngăn ẩm thoát ra từ vết nứt
Dùng vữa chống thấm. Trong trường hợp bị muối hóa nở bông tuyết nhưng không có vết nứt, đầu tiên bạn cần dùng nước để rửa sạch lớp muối trên bề mặt tường. Sau đó đợi tối thiểu 12h để tường khô 70% mới tiến hành phun một lớp vữa mỏng ra bên ngoài.
Cắt vữa để trát lại. Cách làm này khá tốn thời gian và công sức. Bạn cần sử dụng máy cắt, đục tay hoặc dao cạo để loại bỏ hoàn toàn lớp vữa tường đã bị muối hóa. Sau đó quét 1 lớp hồ dầu tinh lên mặt tường, để khô và tiến hành trát vữa, sơn lại.
Sơn bị muối hóa cần được xử lý ngay.
- Màng sơn bị xà phòng hóa
Bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu , thường xảy ra ở sơn dung môi .
Nguyên nhân
Do hồ vữa mới có độ kiềm cao phản ứng với sơn.
Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài.
Khắc phục
Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố , tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn và dùng sơn có chất lượng cao sơn lại. Đợi cho bề mặt sơn thật khô mới sử dụng.
- Màng sơn bị nhiễm bẩn
Màng sơn xuất hiện các vết bẩn, chất bẩn thấm loang.
Nguyên nhân
Sử dụng sơn có chất lượng thấp.
Sơn trên bề mặt không có lớp sơn lót.
Khắc phục
Sử dụng các loại sơn có chất lượng cao: hàm lượng chất tạo màng cao thì chất bẩn không thấm được vào màng sơn, tạo điều kiện cho chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo được màng sơn có độ dày tối đa nhằm tránh bị nhiễm bẩn.
- Hiện tượng “da cá sấu”
Rạn da cá sấu là hiện tượng khi chúng ta sơn ngoài trời thường hay xảy ra và đặc điểm nhận dạng là các vết rạn trên bề mặt tường nhà có hình dáng tương tự như vảy của con cá sấu.
Nguyên nhân
Khi thi công dùng loại sơn quá cứng hoặc quá giòn, không có độ đàn hồi để sơn lên trên bề mặt màng sơn dẻo và có độ đàn hồi tốt.
Thợ thi công không tuân thủ thời gian cách lớp, phủ sơn lớp sau khi lớp sơn trước chưa khô.
Màng sơn gốc dầu bị lão hóa tự nhiên do sự thay đổi bất thường của nhiệt độ. Sự co giãn liên miên gây ra kết quả làm mất đi sự đàn hồi của màng sơn.
Khắc phục
Dùng giấy nhám, bàn chải sắt chà sạch bề mặt để cạo bỏ đi lớp sơn cũ. Có thể dùng súng nhiệt đối với công việc cần tốc độ nhanh và trên một bề mặt có diện tích lớn, nhưng phải tránh làm cháy sơn hoặc chất nền.
Bề mặt phải được sơn lót với loại sơn có độ đàn hồi tốt hoặc sơn lót gốc dầu tốt, sau đó lăn tiếp lớp sơn phủ bằng một loại sơn chất lượng đảm bảo chính hãng.
Hiện tượng “da cá sấu” làm mất thẩm mỹ sơn tường.
- Màng sơn bị lệch màu
Khi dặm vá màu sơn mới bị lệch so với màu sơn cũ.
Nguyên nhân
Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá.
Lớp lót không đều hoặc không lót , nên khi dặm vá giống như sơn lớp thứ hai lên lớp thứ nhất.
Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá.
Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước.
Người thi công có tay nghề kém.
Nhà sản xuất kiểm soát màu không kỹ.
Khắc phục
Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao. Lưu ý kiểm tra đúng dòng sơn và mã màu sơn so với lớp sơn cũ.
Thi công đúng tỉ lệ và quy trình theo hướng dẫn.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được những thông tin bổ ích về nguyên nhân cũng như cách xử lý các sự cố sơn tường nhà thường gặp. Một trong các nguyên nhân gây ra các sự cố này là do sử dụng sơn kém chất lượng. Sơn FOWIN tự hào là thương hiệu sơn Việt Nam được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Mỹ, đem đến những sản phẩm sơn chất lượng cao, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường, cùng các đặc tính kháng kiềm, chống nấm mốc, bám dính, chống bám bẩn siêu việt.
Liên hệ để mua sơn FOWIN chính hãng
Công ty CP ĐT Tân Hoàng Ngọc
470 Mai Chí Thọ – Hòa Xuân – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
Hotline: 02363.679.005
Zalo: 0935.580.199